Chi tiết tin

Pongour quyến rũ

Ngày : 26/09/2008
Mô tả :

“Thác Pongour cách thành phố Đà Lạt năm mươi cây số về phía nam và cách thị trấn Liên Nghĩa của huyện Đức Trọng chừng hai muơi cây số. Thác Pongour còn có tên gọi khác là thác Bảy Tầng hay thác Thiên Thai, nhưng tên gọi Pongour vẫn phổ biến hơn cả".

Tin mới đọc

Hai tiếng Pongour xuất phát từ ngôn ngữ Cơ Ho - pon: bốn, gour: sừng, có nghĩa là bốn sừng tê giác. Gỉa thiết này lấy từ một truyện cổ trong kho tàng truyện cổ các dân tộc bản địa. Chuyện kể rằng:

Ngày xưa, vùng đất này do nàng Ka Nai làm chủ. Nàng là một nữ tù trưởng xinh đẹp và dũng mạnh. Ka Nai có tài chinh phục thú rừng, đặc biệt là loài tê giác. Do đó, trong bộ tộc của nàng có bốn con tê giác khác thường. Ka Nai thường sử dụng bốn con tê giác ấy để khai phá núi rừng và chống giặc dữ bảo vệ làng buôn.

Thưở ấy, giặc Prenn (người Chàm) ở Panduranga (Ninh Thuận ngày nay) thường lên quấy phá, bắt bớ những người dân miền thượng về làm nô lệ hoặc đi lính chống lại người Yuan (Kinh). Một lần, bộ tộc của Ka Nai bị lính của Prenn bắt đi khá nhiều. Căm giận trước cảnh ấy, nữ tù trưởng đã kêu gọi các bộ tộc Tây Nguyên như Châu Mạ, Srê, Nộp…cùng nổi dậy chống lại Prenn. Nàng đã cưỡi tê giác cùng với đoàn quân xuống đánh phá Pandaruga để báo thù. Đội quân Ka Nai đã chiếm được bốn thành của Prenn, cứu được hàng trăm người dân bị bắt. Nhưng qua chiến thắng này, nàng đã phải thấm thía một nỗi đau nhân tình thế thái: một số người Cơ Ho, Châu Mạ đã theo giặc, chấp nhận làm tôi tớ của Prenn chứ không chịu trở về Tây Nguyên. Đau buồn và tức giận trước nghịch cảnh ấy, Ka Nai quyết trừng trị những kẻ bội nghĩa, vong tình. Sau đó, nàng quyết tâm tạo dựng cuộc sống mới cho làng buôn mình. Ka Nai cùng bốn con tê giác ngày đêm cần mẫn ủi núi san đồi để dựng nên một “vương quốc thủy chung” cho bộ tộc. Thác Pon Gour ngày nay chính là dấu vết những chiếc sừng khổng lồ của bốn con tê giác cắm xuống giữa núi rừng Tây Nguyên để mở ra một kỷ nguyên mới cho các dân tộc bản địa nơi đây…

Cao gần 40m, hai bên là vách đá thẳng vút, bề mặt thác trải rộng hơn 100m, thác Pongour đa dạng về dòng chảy bởi nó phải chảy qua nhiều tầng ở độ cao khác nhau. Nơi dồn dập tuôn trào, nơi hiền hòa tràn qua các bậc đá thoai thoải. Về mùa mưa, nước đổ xiết, trượt qua các tầng đá, tung bụi nước tỏa thành một làn sương mỏng, trông xa thác nước giống như chiếc áo choàng của nàng tiên nữ bỏ quên giữa chốn thiên thai.

Cảnh thác Pongour trông thật quyến rũ. Nhiều người vẫn truyền tụng rằng, ngày xưa dòng nước buông mình trên những phiến đá biết rung động tạo nên những âm thanh huyền diệu như ru hồn khách lãng du. Nhưng giờ đây, điệu nhạc thần tiên ấy không còn nữa, mà về mùa mưa người ta chỉ còn nghe Pongour gầm thét vang hai ba cây số. Phong cảnh xung quanh thac thật hoang dã. Vào mùa khô, cảnh thác gần như ngập chìm trong màu sắc rực rỡ của hoa cỏ núi rừng, đặc biệt là sắc vàng dã quỳ.

Thác Pongour là ngọn thác nổi tiếng bởi vẻ đẹp mơ màng, hùng vĩ nhất của Nam Tây Nguyên.

(Theo Di tích, danh lam, thắng cảnh Lâm Đồng)
 

Tìm kiếm khách sạn
Tiêu chuẩn (sao)
Ngày bắt đầu: Ngày kết thúc:
Giới thiệu bởi Trung tâm tư vấn DalatCity
Nhà nghỉ Loại khác
Giá:
Từ: Đến:
Tên Đường:   Tên Khách Sạn:
Khu Vực:  
Những thuận lợi